Mở bài Bác Hồ đã có lần nói đất nước ta là rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu; ấy thế mà ngày nay, rừng không còn
là kho vàng nguyên vẹn nữa, mà đang bị vơi dần, cạn kiệt dần, bởi bàn tay con người tàn phá. Quả là một sự thực rất đau lòng.
Thân bài
1.Vai trò của rừng, của cây xanh đối với con người
a. Ngay từ khi con người đang ở trong xã hội nguyên thủy, chủ yếu kiếm sống bằng săn bắt hái lượm, thì rừng đã
thành môi trường, ngôi nhà, nguồn sống của họ. Rừng cung cấp cho họ thực phẩm hàng ngày. Rừng là nguồn cung cấp củ,
quả để con người tồn tại và phát triển, tiến hóa từ nguyên thủy đến văn minh.
b. Trong suốt trường kì lịch sử chống ngoại xâm, rừng ngoài việc cung cấp một phần thực phẩm, lương thực, còn
cùng con người tham gia đánh giặc. Đúng như Tố Hữu đã viết “Nhớ khi giặc đến giặc lung
Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày,
Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù.”
Rừng Tây Nguyên, Tây Bắc đã cùng con người đứng lên để viết nên những chiến công sông Lô, Điện Biên, An Khê,
Đồng Tháp oai hùng (oanh liệt).
c. Ngày nay, xã hội bước vào thời kỳ hiện đại hóa, chất thải công nghiệp đã làm mất cân bằng sinh thái, gây nên hiệu ứng
nhà kính, làm thủng tầng ô dôn đẩy con người đến thảm họa diệt chủng. Trong bối cảnh đó, rừng đã trở thành vị cứu tinh của
con người. Với chức năng hấp thụ khí cacbonic và nhả dưỡng khí oxi, rừng đưa lại sự sống cho con người, làm cân bằng sinh
thái, biến trái đất thành ngôi nhà xanh- sạch- đẹp cho con người.
Rừng cung cấp cho chúng ta biết bao loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu và nhiều dược liệu quan trọng để chữa bệnh,
kéo dài tuổi thọ cho con người như: sâm, quế, sa nhân, tam thất…
Rừng có tác dụng phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn, làm cho khí hậu điều hòa, mưa nắng phải thì, hạn chế thiên tai. Chưa kể
rừng còn là nơi bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm như: tê giác, bò tót, voi, gấu, sao la, hổ,…
2.Tình trạng chặt phá rừng Thế mà ngày nay, con người vì nông nổi, vì thiếu văn hóa, vì hám lợi mà đã chặt phá rừng
không thương tiếc để lấy gỗ bán, lấy đất làm hàng hóa, trồng ngô, trỉa lúa, nuôi tôm…Những kẻ phá rừng ấy được nhân dân
đặt cho cái tên: “lâm tặc”, nghĩa là những tên giặc rừng. Vì bọn chúng mà hàng ngày, hàng giờ những cánh rừng Tánh Linh
đang hấp hối phải lên tiếng kêu cứu. Vì bọn chúng mà những khu rừng Lạng Sơn, Quảng Nam, rừng quốc gia Cát Tiên đang
bị triệt hại một cách dã man. Chúng phá rừng đốt rừng là đốt lá phổi của chúng ta, là giết màu xanh, sự sống thiêng liêng của
nước ta.
3.Hậu quả
Vì những cánh rừng đang bị thu hẹp lại bởi bàn tay của bọn “lâm tặc” bất nhân mà dẫn đến hậu quả mất cân bằng sinh thái,
thiên tai, lụt lội, hạn hán, bão tố xảy ra liên miên và bất thường, trái đất không còn là ngôi nhà bình yên nữa. Hàng năm nhân
dân ta phải gánh chịu biết bao tổn thất. Chỉ riêng năm 2008, theo thống kê của Chính phủ: nước ta đã mất hơn 1.300 tỷ đồng
và trên bốn trăm (400) người bị chết do thiên tai. Đúng là một con số biết nói làm nhức nhối triệu triệu trái tim của những người lương thiện
4.Trách nhiệm của tuổi trẻ chúng ta Trước thực trạng ấy, chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn ngay bàn tay tàn bạo của
bọn lâm tặc. Phải tích cực tham gia trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, cần tuyên truyền cho mọi người, từ trẻ em đến người già
hiểu rõ lợi ích của rừng và phá rừng là một hành động tự sát.
Kết luận
Rừng là bài ca của sự sống “khi nghĩ về một đời người,tôi thường nhớ về rừng cây” (nhạc Trần Long Ẩn). Để bảo vệ đời người, hãy bảo vệ rừng, lá phổi xanh của đất nước chúng ta.
Phát biểu suy nghĩ về ý kiến: “ Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian lời nói và cơ hội”
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề này cần :
1.Giải thích ý kiến:
- Thời gian đối với đời người có hạn, vì vậy rất quý giá.
- Lời nói phản ánh tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan điểm của con người. Vì vậy, con người phải thận trọng “Uốn
lưỡi bảy lần trước khi nói” . Lời nói đi đôi với việc làm, có làm được thì hãy nói.
- Cơ hội đến với mỗi người là rất hiếm, phải tranh thủ tận dụng khi có cơ hội.
2. Bình luận mở rộng
- Mỗi người phải biết tận dụng, khai thác có hiệu quả quỹ thời gian, lời nói và cơ hội để hoàn thiện bản thân, học tập
và làm việc tốt, thành đạt trong cuộc sống,
- Để sử dụng có hiệu quả ba điều nói trên, con người cần có học vấn, tri thức, sức khỏe.
- Sống có lý tưởng có mục đích cao đẹp mới giúp người ta quý trọng và sử dụng hết tốt quỹ thời gian, lời nói và cơ
hội.
- Phê phán những lời nói ba hoa, không biết quý trọng thời gian, lời nói và cơ hội.
3. Chứng minh, liên hệ bằng thực tế và thơ văn
4. Sử dụng, tổng hợp các thao tác lập luận, giải thích, bình luận, chứng minh.
B. BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài :
Ý kiến“ Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội” gợi mở
cho chúng ta nhiều suy nghĩ và hướng dẫn cho ta phương châm sống ở đời.
Thân bài
Thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ quý báu nhất cần được con người sử dụng cân nhắc, thận trọng, hợp lý và
hiệu quả trong cả cuộc đời.
1. Thời gian đối với đời người là có hạn.
Thời gian đối với vũ trụ là vô hạn nhưng đối với đời người là hữu hạn. Thời gian trôi đi sẽ không bao giờ lấy lại
được. Quỹ thời gian đời người có hạn và trôi nhanh. “ Như bóng câu qua cửa sổ”. Chúng ta phải quý thời gian, tận dụng thời
gian để sống, để học tập và lao động .“ Việc hôm nay không để ngày mai” .
2. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
Lời nói như “mũi tên bay, đã bắn ra khỏi cung thì không lấy lại được”, vì vậy, chúng ta phải ”Uốn lưỡi bảy lần
trước khi nói”. Vì sao? Vì lời nói phản ánh tư tưởng, đạo đức tác phong của ta, không chỉ ảnh hưởng tới bản thân ta mà có khi
còn ảnh hưởng tới người khác. Lời nói là nói cho người khác nghe. Ý nghĩa và ấn tượng mà lời nói ta gây cho người khác là
không thể quên, nếu có sai sót thì rất khó đính chính, rất khó sửa sai mặc dù chúng ta có thể “nói lại cho rõ”. Đặc biệt là khi
ta nói về người thứ ba, “nói sau lưng”, rất dễ gây hiểu lầm cho người khác, phải cẩn thận và suy nghĩ trước khi nói. “ Lời nói
là đọi (bát) máu” có khi gây cho người ta uất ức, đưa người ta đến chỗ tự tử hoặc tù tội, ví dụ có một số sinh viên ở ký túc xá
đã tự tử vì bị bạn cùng phòng nghi ngờ khi bị mất tiền. Lời nói có sức mạnh và ta phải thận trọng khi nói.
3. Cơ hội là điều hiếm gặp trong đời người
Cơ hội là cơ may, may mắn, một điều kiện rất thuận lợi đến với ta trong cuộc đời, nhờ nó ta có thể thay đổi cuộc đời,
“ đổi đời” như một việc làm phù hợp có thu nhập cao, một học bổng đi học nước ngoài, một bệnh nhân gặp được thầy thuốc
giỏi “ gặp thầy, gặp thuốc”.Cơ hội hiếm có trong đời, khi gặp cơ hội chúng ta phải nắm lấy kịp thời, cơ hội qua đi chúng ta rất
khó gặp lại.
4. Phải làm gì để tận dụng thời gian, lời nói và cơ hội.
“Thời gian, lời nói và cơ hội” có thể nói chúng lả ba điều quý giá nhất trong cuộc sống. Mọi điều khác trong cuộc
sống đều suy đến cùng chúng ta đều có thể có được nếu chúng ta sử dụng có hiệu quả 3 điều nêu trên. Tiền bạc, của cải có thể
có được từ sử dụng tốt thời gian và cơ hội. Bạn bè có được từ ứng xử, từ “Lời nói” của ta. Công danh sự nghiệp thành công
khi “thời gian, lời nói và cơ hội” được chúng ta sử dụng tốt nhất.
Chúng ta phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện tốt mới có thể tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thời gian và lời nói, ứng
xử, chuẩn bị tốt hành trang vào đời, cả về sức khỏe, kỹ năng sống, và chuyên môn, nghề nghiệp. Không chuẩn bị tốt thì khi có
cơ hội khó có thể nắm bắt được. Ví dụ, nhiều người có cơ hội đi làm hoặc tu nghiệp nước ngoài nhưng ngoại ngữ hoặc sức
khỏe kém, không nắm bắt được.
Bác Hồ là mẫu mực về quý trọng thời gian, lời nói và cơ hội. Nhận ra thời cơ chín muồi năm 1945, Bác Hồ đã quyết
tâm “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do”. Rất nhiều lời dạy của Bác Hồ đã trở thành
“Lời hay ý đẹp”, phương châm sống của thế hệ trẻ chúng ta.
Chúng ta cần phải phê phán lối sống hưởng thụ xa hoa, đua đòi, lười biếng trong học tập và lao động, lối sống đó
không biết trọng thời gian, lãng phí thời gian của mình và của người thân ( tiền bạc của cha mẹ là do thời gian lao động tích
lũy lại của ông bà, cha mẹ) . Lười biếng sẽ làm cho người ta không tận dụng được khi gặp cơ hội tốt và lời nói ứng xử sẽ
không được người ta tôn trọng.
Chúng ta phải biết quý trọng thời gian, lời nói và cơ hội. Ý thức đầy đủ sâu sắc giá trị quý báu của chúng sẽ là bó
đuốc soi đường cho chúng ta sống, học tập và làm việc.
Thời gian đối với một đời người là rất quý giá. Vì vậy, chúng ta phải sống sao cho “ khỏi xót xa, ân hận vì những
năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn” ( trích Thép đã tôi thế đấy). Quý trọng thời
gian của đời người, con người sống có lý tưởng, có mục đích sống là cống hiến, hy sinh cho đời. “Không hỏi Tổ quốc đã làm
gì cho ta mà chúng ta phải hỏi thanh niên đã làm gì cho đất nước” . Con người có mục đích sống đúng đắn, sống có lý tưởng mới biết quý trọng thời gian.
Quý trọng thời gian thể hiện trong học tập có kết quả cao, lao động có năng suất cao, quý trọng của cải đồng tiền mà mình đang có.
Quý trọng lời nói, ông cha ta đã có nhiều câu, như “ lời nói là bạc, im lặng là vàng”, “lời nói không mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho vừa long nhau”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”, “quân tử nhất ngôn”. Lời nói đã nói ra, dù tiếc nuối
đến mấy cũng không thể lấy lại được. “Nói một thước không bằng làm một tấc”. Nói phải đi đôi với làm
Cơ hội đến với một dân tộc, một đất nước hàng trăm năm, có khi hàng nghìn năm mới có một lần. Cơ hội hiếm có
như vậy, khi gặp cơ hội nếu không tranh thủ được thì sẽ không bao giờ gặp lại. Cơ hội là sự hội tụ của nhiều điều kiện khách quan và chủ quan nên rất quý giá.
Kết luận
Thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ ta có và gặp trong đời, nhưng rất quý giá. Ta phải sử dụng chúng một cách có lợi nhất, hiệu quả nhất.
Làm gì để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh sạch đẹp.
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Môi trường sống là các yếu tố vật chất trong không gian mà chúng ta sinh sống, bao gồm đất đai, không khí, nước
sạch, nhà cửa, đường phố, nhà máy…. ở xung quang.
Môi trường sống ngày nay đang bị ô nhiễm bởi dân số tăng nhanh và hoạt động kinh tế làm tài nguyên thiên nhiên bị
khai thác quá mức và rác thải ngày càng nhiều, quá mức độ có thể tự đào thải và cân bằng của tự nhiên.
Bảo vệ môi trường sống , nói một cách hình ảnh là làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp
là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay ở nước ta cũng như ở mọi nơi trên thế giới.
Mỗi người phải nhận thức đầy đủ vai trò của bảo vệ môi trường sống và từ nhận thức đó có hành động đúng đắn,
phù hợp bảo vệ môi trường sống. Công tác giáo dục tuyên truyền về bảo vệ môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp là rất
quan trọng.
Mỗi người và cả xã hội hàng năm tham gia tích cực phong trào trồng cây gây rừng.
Sử dụng tiết kiệm nước sạch, và có ý thức bảo vệ nguồn nước.
Xây dựng nếp sống văn minh, sạch sẽ, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi ra đường. Làm vệ sinh thường xuyên để bàn
thân và nhà cửa, nơi ở được sạch sẽ thông thoáng.
Nhà nước có quy hoạch đô thị, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường theo phương châm phát triển bền vững,
sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên để tồn tại lâu dài, môi trường sống càng càng xanh, sạch đẹp.
B. BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài:
Làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, ở nước ta
cũng như cả thế giới hiện nay.Tại sao lại như vậy và chúng ta phải làm gì để cho môi trường sống của chúng ta ngày càng
xanh, sạch, đẹp.
Thân bài:
1. Môi trường sống là gì?
Môi trường sống gồm đất đai, không khí, nước sạch, nhà , vườn, đường xá, sông biển, ao hồ, nhà máy… ở xung quanh chúng ta.
Môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải các loại do sinh hoạt của dân cư và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tài nguyên khoáng sản, rừng núi, nước ngầm, hải sản, sông ngòi bị khai thác quá mức tái tạo, rác thải ngày càng nhiều, quá mức chịu đựng, quá mức độ có thể tự đào thải và cân bằng của tự nhiên.
2. Bảo vệ rừng, tham gia và xử lý rác thải.
Bảo vệ rừng, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng thêm cây xanhở thành thị sẽ làm cho môi trường sống của chúng ta sẽ ngày cành xanh hơn.
Các thành thị làm tốt công tác thu gom rác thải và xử lý triệt để, khoa học, sản xuất dựa trên công nghệ sạch, công nghệ cao thân thiện môi trường sẽ làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp.
3. Bảo vệ các dòng sông.
Tài nguyên nước sạch đang khan hiếm do khai thác sử dụng quá nhiêu và các dòng sông bị ô nhiễm bởi rác thải. Sông Thị Vải, sông Cầu. sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đồng Nai đang bị chết nghẹt do chất thải của các nhà máy như Vedan…
nước sạch khan hiếm thì môi trường sống không thể xanh, sách, đẹp.
4. Xây dựng nếp sống văn hóa văn minh.
Xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Mọi người phải có ý thức giữ gìn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi, vứt rác thải
ra đường. Chúng ta chủ động sử dụng đồ dùng thân thiện môi trường như hạn chế sử dụng túi ni long ( Nhiều nước đã cấm sử dụng túi ni long), sử dụng cửa nhôm, cửa kính thay cho cửa gỗ, trồng cây, hoa cảnh trên mái nhà, tường bao.
5. Nhà nước có thêm nhiều chương trình mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường.
Nhà nước ta đã có nhiều chương trình mục tiêu nâng caao đời sống nhân dân và bảo vệ tài nguyên môi trường như chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình 135, 134 xây dựng 5 công trình ở nông thôn ( điện, đường, trường , tram ( y
tế) , chợ), quy hoạch hàng trăm vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, công viên, rừng phòng hộ, lập danh sách bảo vệ động vật quý hiếm…. nhiều tỉnh đã quy hoạch nhiều khu nghĩa trang công viên xanh, sạch đẹp, hợp vệ sinh…
6. Nhân dân và doanh nghiệp có ý thức cao bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Tuy nhiên chỉ dựa vào nguồn lực nhà nước thì không đủ. Nhân dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hộ gia đình
phải có ý thức và hành động cụ thể để giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Xử lý chất thải từ gốc, từ nguồn phát sinh như
bệnh viện, nhà máy, từng phương tiện vận tải như ô tô. Bảo vệ tài nguyên ( rừng, sông, biển, ao , hồ ) là hết sức quan trọng.
Mỗi người dân, mỗi đường phố, làng xóm, mỗi cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp có ý thức cao và quyết tâm giữ gìn môi trường sống tốt thì cả đất nước mới có môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Xã hội, nhà nước và nhân dân phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu hết tầm quan trọng của việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, thấm nhuần sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường làm
cho Trái Đất nóng lên, nước biển dâng cao, đất bị ngập lụt. Ô nhiễm môi trường làm cho bệnh dịch gia tăng, đất, không khi và nước bị bẩn đục, sự sống của muôn loài, kể cả loài người đang bị đe dọa.
Ý thức bảo vệ môi trường nâng lên, con người sẽ có hành động đúng đắn, thiết thực làm cho môi trường “xanh, sạch,
đẹp”. Mỗi người dân phải làm cho không gian xanh, sạch, đẹp ở chính nơi ở, trường lớp nơi mình học, cơ quan công sở nơi
mình làm việc. Hãy tích cực tham gia ngày thức 7, chủ nhật tổng vệ sinh đường phố, bản làng, tham gia vào ngày “Môi
trường thế giới”, “Giờ Trái Đất”, “Hành trình xanh”, vì môi trường xanh sạch đẹp, vì sự tồn tại của Trái Đất và loài người, vì cuộc sống an lành, hạnh phúc của chúng ta.
Kết luận
Bản thân em sẽ có ý thức và việc làm giữ cho môi trường sống xanh, sạch, đẹp, góp phần công sức cùng xã hội không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tiêu cực trong thi cử học giả, học thật
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề này cần:
1. Giải thích tình trạng và nguyên nhân tiêu cực trong thi cử.
- Bênh chạy theo thành tích của các cơ sở giáo dục, thiếu nghiêm túc, công bằng trongthi cử và đánh giá học sinh.
- Bệnh lười học nhưng muốn có điểm số cao, đậu đạt, dẫn đến tình trạng chạy thầy, chạy điểm.
2. Hậu quả
- Đào tạo không đạt chuẩn, không thực hiện tốt mục tiêu giáo dục là "Học để biết, học để làm, học để chung sống trong cộng
đồng và học để làm người".
- Xã hội không thể tiến lên văn minh, kinh tế khó phát triển vì nguồn nhân lực thiếu chất lượng.
- Uy tín của ngành giáo dục sẽ xuống thấp trong sự đánh giá của xã hội và bạn bè quốc tế.
3. Thái độ và trách nhiệm của xã hội và của mỗi học sinh.
- Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cả xã hội phải chăm lo cho nền giáo dục phát triển lành mạnh, học thật, làm thật, trung
thực trong thi cử.
- Mỗi học sinh cần phấn đấu tu dưỡng rèn luyện, không có tiêu cực trong học tập và thi cử.
B. BÀI VĂN THAM KHẢO
Mở bài
Có một truyện được giải đặc biệt trong cuộc thi về truyện ngắn nhất mà hay nhất. Truyện kể rằng một người muốn tự tử,
nhưng không sao chết được, anh ta đã từng uống độc dược, thuốc trừ sâu, thuốc chuột mà vẫn không chết. Cuối cùnganh ta
đã tìmđược liều thuốc hữu hiệu nhất. Đó là ra ngoài thành phố mua mấy tờ báo lá cải của xã hội tư sản về đọc. Vừa đọc được
một vài tờ, anh ta đã lăn quay ra chết. Anh chết, vì bị ngộ độc tinh thần. Bởi trong tờ báo kia toàn chứa những điều giả dối,
độc hại.
Thân bài
1.Tình trạng và nguyên nhân
Câu chuyện nói trên có cường điệu quá chăng? Nhưng có điều chắc chắn rằng sự giả dối, lừa mị cũng độc hại như độc
dược vậy! Ngày nay, trong nhà trường chúng ta, từ tiểu học cho đến đại học đã xảy ra biết bao chuyện thật đáng buồn làm
nhức nhối lương tri hàng triệu người. Đó là tình trạng vì chạy theo thành tích, theo bằng cấp, cốt lấy số lượng mà không cần
chất lượng, nên đã dẫn đến vấn nạn học giả bằng thật, thiếu công bằng trong thi cử, học tủ, học lệch, học đối phó, quay cóp,
ăn cắp bài của bạn, cốt lấy điểm cao mà không đếm xỉa gì đến kiến thức thực tế, những hiểu biết, trình độ vốn có của
mình…Ở các trường đại học, nơi được xem là pháo đài khoa học, nơi đào tạo những kỹ sư, cử nhân“hiền tài nguyên khí quốc
gia”, ấy thế mà cũng xảy ra tình trạng chạy điểm, nâng điểm, chấm bài tắc trách lấy lệ, thiếu nghiêm túc, thiếu tinh thần trách
nhiệm. Tình trạng ấy đã đẻ ra biết bao luận văn giả, luận án giả và đi kèm theo đó là những cử nhân giấy, thạc sĩ giấy, tiến sĩ
giấy cứ liên tục được cấp bằng để sau này, nhiều người được đảm đương những cương vị quan trọng của xã hội, nhiều người
trở thành “thầy” trong các nhà máy xí nghiệp, công trường, thợ thủ công, các trường học…Những con người đó nói như nhà
thơ NguyễnKhuyến
“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh,giá mới hời
Ghê chéo,long xanh ngồi bảnh chọe
Tưởng rằng đồ thật,hóa đồ chơi”.
2.Hậu quả của tình trạng trên
Nhà trường từ xa xưa cho đến nay đều nhằm mục đích đào tạo những nhân tài, những người có trình độ kiến thức, khoa
học thực sự để xây dựng và kiến thiết đất nước ngày càng văn minh giàu mạnh, của cải vật chất và tinh thần ngày càng được
sản suất ra dồi dào. Muốn làm được điều đó, nhà trường phải đào tạo những học sinh, thế hệ trẻ mai sau thành những người
có năng lực thực sự, có trình độ, tri thức sâu rộng, vừa sâu, thành những chuyên gia giỏi trong các ngành công nghệ, khoa
học. Nếu còn tình trạng học giả, bằng thật và tiêu cực trong thi cử như đã từng diễn ra lâu nay trong nhà trường thì làm sao chúng ta có thể đảm đương được sứ mệnh của nền kinh tế tri thức nước nhà? Giờ đây, nước ta đã gia nhập WTO, nghĩa là chúng ta đã ra biển, ra đấu trường quốc tế. Nếu như sản phẩm con người vẫn được sản xuất như những hàng giả, thì hẳn họ sẽ trở thành những cầu thủ thua ngay trên sân nhà, những tay bơi lội vừa xuống nước đã bị chìm, những võ sĩ sẽ bị nốc ao ngay, khi vừa bước lên võ đài. Thật là một thảm cảnh vừa đau đớn, vừa tủi nhục.
3. Thái độ và trách nhiệm của chúng ta trước thực trạng nói trên
Để ngăn chặn tình trạng đau lòng nói trên, Bộ Giáo dục đã ban hành một chủ trương rất đúng đắn và kịp thời. Đó là “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Chủ trương nhằm hướng tới hoạt động dạy và học của thầy giáo và học sinh tất cả các cấp trong nhà trường. Đối với giáo viên, cuộc vận động này sẽ định hướng, điều chỉnh tinh thần, mục đích giảng dạy: Dạy để học sinh có tri thức thực sự và toàn diện, không chạy đua theo số lượng và thành tích không
chính đáng; dạy đảm bảo chất lượng, công bằng trong đánh giá, nghiêm túc trong chấm điểm, chọn đúng học sinh có năng lực, có kiến thức, có tài, không được cho phép mình tặng điểm, nâng điểm tùy tiện. Còn đối với học sinh, cuộc vận động này
đã chấn chỉnh lại thái độ, mục đích, tinh thần học tập. Không học tủ, học lệch, đối phó, chép bài của bạn khi kiểm tra, thi cử, phải học toàn diện và học bằng chính sự nỗ lực của mồ hôi tâm não mình.
Kết luận Chúng ta hãy cùng nhau tích cực tham gia cuộc vận động này, nhằm lập lại trật tự của việc dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, lành mạnh hóa nền giáo dục Việt Nam. Bởi giáo dục là quốc sách, là chiến lược đào tạo con người, những kỹ sư tài năng trong tương lai xây dựng Tổ Quốc ta “Đàng hoàng,tươi đẹp sáng trời Đông”, để có thể “Sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong mỏi.
Vài suy nghĩ về văn hóa ứng xử hiện nay
Thanh niên đang đối mặt nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị mới vừa phù hợp truyền thống của dân tộc vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn hành vi ứng xử trong cuộc sống, trong học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Ứng xử như thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào để hướng giới trẻ tới ứng xử có văn hóa? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc và khách quan.
Trong mỗi người đều có thể nhìn thấy những cái xấu của người khác một cách dễ dàng, song để nhận ra lỗi lầm, khuyết điểm của chính mình thì không đơn giản. Khi nói đến văn hóa ứng xử, người ta thường tìm về cội nguồn của những giá trị văn hóa truyền thống. Bởi vì, "Văn hóa" là những giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, là biểu hiện của văn minh. "Ứng xử" là sự thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác. Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh.
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Về hành vi ứng xử có văn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìn khách quan khi đề cập về vấn đề này. Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình.
Hiện nay, một bộ phận thanh niên không nhỏ, đã sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống và đồng tiền, một bộ phận đang có biểu hiện suy thoái về đạo đức, nhạt phai lý tưởng, chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất tầm thường …thanh niên đang phải đối diện với mặt trái của cơ chế thị trường, cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu …trong thời dại ngày nay, nó diễn ra một cách nhẹ nhàng, không ầm ỉ, không ồn ào, không tiếng súng, không khói lửa nhưng thật dữ dội và quyết liệt, không có máu nhưng có nước mắt, không chia cách nhưng đầy đau thương, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý tưởng rõ ràng.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại.
Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để vun đắp hành vi ứng xử đạo đức trong giới trẻ, trước hết những người đi trước phải biết tác động một cách phù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ để họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để hướng giới trẻ có cách ứng xử văn hóa: nêu gương của những người chung quanh để làm chuyển biến nhận thức giới trẻ; phát động các phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực để hướng họ vào những hành động tốt; ngoài ra còn sử dụng những tấm gương gần gũi như bạn bè, người thân, những tấm gương điển hình cùng trang lứa để tác động lên nhận thức, tình cảm và nhất là khơi gợi lòng tự trọng của họ; tổ chức các Diễn đàn thanh niên nói về sống đẹp, sống có ích, sống có văn hóa... Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng mức, hướng dẫn, giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành vi ứng xử không đẹp nảy sinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những quan hệ xã hội.
Để đạt được trọng trách thanh niên là rường cột của nước nhà, mỗi chúng ta trước hết phải học tập để luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng của Bác Hồ, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà và Bác Hồ kính yêu cũng đã dạy : “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” và trong mỗi chúng ta, ai ai cũng phải đi qua tuổi thanh niên của mình với một khoảng thời gian nhất định, cho nên chúng ta phải sống có ích để trở thành những hình ảnh đẹp trong thanh niên và trong cộng đồng xã hội; nói một cách cụ thể hơn là, phải sống có lý tưởng, sống có bản lĩnh, sống có lao động, sống có trí tuệ và sống có văn hóa, văn minh lành mạnh.
Ông bà ta đã có câu đúc kết ngắn gọn “tiên học lễ, hậu học văn”. Chữ “lễ” ở đây không chỉ là nghi lễ, mà còn bao hàm ý nghĩa ở cách cư xử trong cuộc sống, đó là lòng trắc ẩn, sự cảm nhận khó khăn của người khác... Và từ đó có những hành động cụ thể giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn khi họ cần đến. Thiết nghĩ, việc cần phải giáo dục thế hệ trẻ biết chia sẻ, biết sống quan tâm đến cộng đồng đang là vấn đề cần sự quan tâm của từng gia đình và sự chung tay của xã hội.
Nghị luận Bệnh thành tích trong xã hội hiện nay
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày
như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên
học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là
những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước
đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình.
Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một
số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã
tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành
hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng,
đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua
loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những
biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên
trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ,
ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở
vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít
người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao,
điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở
các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến
như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài ,
hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào
kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ.
Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi
quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một
số thầy cô trong các kì thi,...
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh
của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ
trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là
do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một
giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi,
giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là
cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức
nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì
thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng
điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà
đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần
họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có
một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi,
kiểm tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì
làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những
mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính
bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học
tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có
không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng
kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt
nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước,
kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện
thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh
khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không
than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng
buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi
trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy
trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo
duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt
nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất
vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra
trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách
nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của
một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó,
qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành
tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô
giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn
nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế
những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý
thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có
thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón
nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo
dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong
giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học
đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực,
học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích
trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những
người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là
nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường.
ConversionConversion EmoticonEmoticon